Khi tiền đạo U.23 Việt Nam đánh mất 'tấm phao cứu sinh'
Live concert Trạm yêu dự kiến diễn ra tại Cung thể thao điền kinh Mỹ Đình vào ngày 8.3. Trước đó, khi chương trình công bố mở bán vé đã gặp tình huống hệ thống quá tải, khiến ban tổ chức phải lên tiếng trấn an khán giả. Một trong những lý do khiến Trạm yêu nhận được sự quan tâm là vì sở hữu dàn nghệ sĩ đình đám, trong đó phải kể đến những gương mặt quen thuộc của show Anh trai vượt ngàn chông gai như NSND Tự Long, Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven, Rhymastic.Trong đó, Soobin Hoàng Sơn là cái tên cuối cùng được ban tổ chức công bố. Năm 2024, nam ca sĩ liên tục gặt hái thành công khi công phá tại các lễ trao giải như Mai vàng, Wechoice Awards, Làn sóng xanh… Trong chương trình “mở bát” này, giọng ca 9X sẽ cùng NSND Tự Long, Cường Seven, Rhymastic ôn lại những kỷ niệm đẹp thời tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai, nghiên cứu phát triển thêm những màn trình diễn dành tặng khán giả. Trên trang cá nhân, NSND Tự Long hào hứng chia sẻ về cuộc hội ngộ với các “anh tài” trong live concert sắp tới. Anh chia sẻ: “Táo tôi đã lên thiên đình tham dự buổi chầu cuối năm báo cáo về tình hình hạ giới. Cả thiên đình nghe nói năm qua có chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai hot lắm, vé concert săn hụt hoài ai cũng tiếc hùi hụi. Thế là tôi mời luôn dàn táo ngày 8.3 xuống Cung thể thao điền kinh Mỹ Đình xem Trạm yêu”. Không tham gia Anh trai vượt ngàn chông gai nhưng Hoàng Dũng là người có cá tính, mang dấu ấn riêng đậm nét trong giọng hát và các sáng tác. Hai năm khá im hơi lặng tiếng vừa qua chính là thời gian để anh ấp ủ, cho ra mắt những ca khúc mới như La bàn hay Cuối tuần. Sự có mặt của anh hứa hẹn mang tới những màn kết hợp mới lạ, bùng nổ trong live concert.Trạm yêu - Hẹn ước thời không được chia thành 4 chương, thể hiện 4 giai đoạn tình cảm mà ai cũng có thể đã trải qua. Live concert bắt đầu bằng những rung động ngây ngô - qua những tình yêu nồng thắm, đến những lỡ hẹn cách xa nhau, và cuối cùng là đúng người, đúng thời điểm để vun đắp hạnh phúc. Các nghệ sĩ cũng được sắp xếp xuất hiện ở những trạm dừng này, với những ca khúc phù hợp, để nâng đỡ cảm xúc của khán giả.9 loại thực phẩm nam giới nên ăn sau tuổi 30
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Hô biến chiếc áo croptop để nàng đa phong cách với 3 món đồ sau
TNSV THACO cup 2025 đang diễn ra vòng loại tại đồng loạt các khu vực phía bắc, khu vực TP.HCM, khu vực Đông Nam bộ. Dưới đây là thời gian lễ khai mạc, lịch thi đấu vòng loại bảng F (khu vực Tây Nam bộ).Tổng số đội tham gia là 8 đội. Thời gian thi đấu từ ngày 8.1.2025 đến 17.1.2025.Địa điểm thi đấu: sân vận động Cần Thơ, TP.Cần Thơ.LượtNgàyGiờMTĐội-ĐộiI08/0113h301ĐH Đồng Tháp-ĐH Cửu Long15h30 Lễ khai mạc16h002ĐH Cần Thơ-ĐH Nam Cần Thơ09/0114h003ĐH FPT Cần Thơ-ĐH Tây Đô16h004ĐH SPKT Vĩnh Long-ĐH Trà VinhII10/0114h005ĐH Cửu Long-ĐH Cần Thơ16h006ĐH Nam Cần Thơ-ĐH Đồng Tháp11/0114h007ĐH Tây Đô-ĐH SPKT Vĩnh Long16h008ĐH Trà Vinh-ĐH FPT Cần ThơIII12/0114h009ĐH Nam Cần Thơ-ĐH Cửu Long16h0010ĐH Cần Thơ-ĐH Đồng Tháp13/0114h0011ĐH Trà Vinh-ĐH Tây Đô16h0012ĐH SPKT Vĩnh Long-ĐH FPT Cần ThơBK15/0113h3013Nhất nhóm A-Nhì nhóm B15h4514Nhất nhóm B-Nhì nhóm ACK17/0115h0015Thắng trận 13 -Thắng trận 14Ghi chú: Trường hợp đội Trường ĐH Cần Thơ vào bán kết sẽ đá trận 14.Ngoài việc xem bóng đá trực tiếp trên sân vận động Cần Thơ, quý khán giả có thể theo dõi trực tuyến các trận đấu được tường thuật trực tuyến trên các nền tảng Thanh Niên Online, fanpage Báo Thanh Niên, YouTube Báo Thanh Niên.
Ngày 11.2, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2 để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố.Tại phiên họp, UBND TP.Hà Nội đã xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A, gồm: dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa); cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; cầu Trần Hưng Đạo.Dự kiến ngày 25.2 tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ họp kỳ họp chuyên đề để thông qua các nội dung thuộc thẩm quyền. Trong đó, sẽ xem xét thông qua tờ trình của UBND TP.Hà Nội về chủ trương đầu tư, xây dựng 3 dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi bắc qua sông Hồng.Trước đó, sáng 14.1, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng vùng đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch Hà Nội, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết sẽ cố gắng khởi công sớm nhất các cây cầu qua sông Hồng như cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi vào tháng 5.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đến 30.4 phải khởi công cầu Phù Đổng, cầu Tứ Liên.Dự án xây cầu Tứ Liên có chiều dài toàn tuyến là 11,5 km. Phần cầu chính và đường dẫn hai đầu cầu dài khoảng 5,5 km, đường nối đến cầu trên địa bàn H.Đông Anh dài khoảng 6 km. Theo tính toán mới nhất, tổng mức đầu tư toàn dự án dự kiến là 19.000 tỉ đồng.Còn cầu Ngọc Hồi có điểm đầu cầu kết nối với điểm cuối Dự án vành đai 3,5 (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ), điểm cuối nối với vành đai 3,5 trên địa phận H.Văn Giang (Hưng Yên). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 11.700 tỉ đồng.Đối với cầu Trần Hưng Đạo, cây cầu này nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 14.500 tỉ đồng.Theo Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 17 cây cầu vượt sông Hồng. Hiện đã có 8 cầu được xây dựng, gồm: Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy giai đoạn 1 - Vĩnh Tuy giai đoạn 2, Thăng Long, Nhật Tân và cầu Vĩnh Thịnh (TX.Sơn Tây).9 cầu đang và sẽ được xây dựng trong thời gian tới, gồm: cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở, cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên.
Giải pháp hỗ trợ thực hiện chế độ ăn giảm muối tốt cho sức khỏe
Bản tin hàng tuần mới đây của MDM (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện sông Mekong) cho biết chi tiết: Tình trạng hạn hán tại Trung Quốc và miền bắc của Lào trong mùa mưa năm 2023 tiếp tục khiến dòng chảy tự nhiên của sông Mekong thấp hơn mức bình thường trong mùa khô năm 2024. Tác động của đập đang khiến cho mực nước trên toàn sông Mekong dao động bất thường theo việc đóng và xả nước. Xu hướng phổ biến từ đầu mùa khô đến nay là lượng nước xả ra từ các con đập thủy điện thượng nguồn trên dòng chính sông Mekong rất hạn chế. Tuy nhiên, một vài thời điểm lượng nước xả ra cao hơn bình thường khiến nước sông ở một vài nơi dâng cao. Cụ thể như vào tháng 2 vừa qua, lượng nước tại Stung Treng (Campuchia) tăng lên gấp đôi so với bình thường các năm.